
Làm thế nào để nhận biết được đâu là loại sơn nước chất lượng? Đây là điều mà không phải ai cũng biết hay hiểu rõ, kể cả đối với những người kinh doanh sơn nước. Thông thường các hãng sơn đều khẳng định sản phẩm của hãng là sản phẩm chất lượng, nhiều tính năng ưu việt. Nhưng điều đó có thực sự đúng hay không, và làm thế nào để khách hàng có thể lựa chọn được sản phẩm có những tính năng đúng với điều mà họ mong muốn? Vậy hãy cùng với sản xuất sơn tìm hiểu về những thành phần chính cấu tạo nên loại sơn nước chất lượng để biết được những yếu tố nào tác động đến chất lượng và tính năng của từng loại sơn. Từ đó giúp bạn lựa chọn được sản phẩm đúng với yêu cầu của mình nhất.
SƠN NƯỚC LÀ GÌ?
Sơn nước là một hỗn hợp đồng nhất với 4 thành phần chính là nhựa nhũ, bột độn và bột màu, phụ gia và nước. Loại vật liệu được tạo ra để phủ lên bề mặt diện rộng sau khi khô sẽ hình thành lớp màng rắn, tạo sự bảo vệ và đem lại tính thẩm mỹ. Đây là loại sơn phổ biến và được sử dụng rộng rãi (chiếm 70-80% tổng lượng sơn sử dụng), vì dung môi là nước không gây ô nhiễm môi trường, giảm lượng dung môi bay hơi độc hại (VOC), rẻ hơn dung môi khác.
PHÂN LOẠI SƠN
Về cơ bản, có thể chia sơn nước thành các loại như sau:
- Sơn nội thất
- Sơn ngoại thất
- Sơn lót chống kiềm
- Sơn chống thấm
- Sơn siêu trắng
- Sơn chống nóng
- Sơn chống cháy
- Sơn Ecoxy
Ngoài ra, đối với sơn nội, ngoại thất còn có thể phân chia theo độ bóng của sơn: Sơn mịn, sơn bán bóng, sơn bóng và sơn siêu bóng.
THÀNH PHẦN CẤU TẠO NÊN SƠN
Để đánh giá được một loại sơn tốt hay không thì cần phải xét đến yếu tố nguyên liệu tạo ra sơn. Sơn tốt và bền hay không là do chất lượng của nguyên liệu cấu thành nên sơn quyết định, mà không phải do máy móc hay công nghệ để tạo độ bền cho sơn. Tuy nhiên, khi ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại sẽ làm sơn tối ưu hơn, cho hiệu ứng đạt được là tối ưu.
Màng sơn được cấu tạo bởi 2 thành phần chính là nhựa nhũ và bột độn. Nhựa nhũ tạo nên độ bền, độ bóng của màng sơn, còn bột độn tạo nên độ đẹp của màng sơn.
1. Nhựa nhũ
Nhựa nhũ là thành phần chính tạo nên sơn, chiếm từ 6-50% trong hỗn hợp sơn. Nhựa nhũ được sử dụng trong sơn nước thường là các loại nhựa như nhựa Acrylic, Styren Acrylic, Copoly Acrylic,…Trong nhựa nhũ, các sợi polyme tập hợp lại với nhau thành từng nhóm tạo thành hạt cầu. Các hạt cầu phân tán trong dung môi gọi là dung dịch nhũ tương. Trong quá trình bay hơi nước hoặc tạo phản ứng hóa học, các phân tử polyme sẽ liên kết với các trong sơn tạo nên lớp màng bền chắc, che phủ, bám chặt lên bề mặt vật chủ. Vì trong thành phần sơn có nhựa nhũ nên tạo ra khả năng chống nước của sơn.
Nhựa Styren Acrylic có đặc điểm là dễ bị tác động bởi tia UV và nhiệt độ, đặc tính mềm, giá rẻ nên thường ứng dụng cho sơn nội thất. Đối với nhựa Acrylic, đây là loại polyme bền, màng cứng, chịu tác động của môi trường tốt nhưng có giá thành cao, thường được sử dụng cho sơn ngoại thất cần chịu nhiều tác động của môi trường.
2. Bộn độn
Bột độn chiếm khoảng 30-50%, là một trong 2 thành phần chính quan trọng của sơn, bên cạnh nhựa nhũ. Bột độn là yếu tố chính quyết định đến độ đẹp của màng sơn. Chất độn sử dụng trong sơn vừa góp phần hạ giá thành sản phẩm, vừa làm tăng độ cứng và khả năng chịu va đập của màng sơn. Các thành phần chính trong bột độn bao gồm: Titan, Bột đá, Cao lanh, Silic,… Trong đó, Titan và bột đá là 2 thành phần quan trọng. Tỉ lệ 2 thành phần này trong sơn sẽ quyết định đến độ lên màu và bền màu của sơn.
3. Bột màu
Bột màu là những hạt màu mịn không tan trong sơn mà phân tán trong sơn, tạo nên hiệu ứng màu sắc cho sơn.
4. Phụ gia
Phụ gia chỉ chiếm một lượng nhỏ trong sơn (khoảng 1-10%). Tuy nhiên phụ gia lại là thành phần quan trọng tạo nên hiệu quả và các hiệu ứng sơn. Các chất phụ gia giúp phân tán sơn tốt hơn, tạo các tính chất như thấm ướt, làm đặc, tạo dòng, tạo độ pH, tăng thời gian bảo quản sơn,….
Phụ gia chất làm đặc giúp sơn khi ướt có thể bám dính trên bề mặt tường mà không bị chảy xệ, văng bắn, loang lổ. Phụ gia thấm ướt giúp làm giảm sức căng bề mặt, dẫn đến tăng áp suất phân bố để quá trình thấm ướt các hạt màu xảy ra nhanh hơn, dễ đi vào môi trường phân tán, đồng thời còn có tác dụng như là một chất làm chậm quá trình bay hơi dung môi. Chất thấm ướt ảnh hưởng đến độ nhớt, độ bóng, khuynh hướng tạo bọt, làm ổn định màu của sơn.
5. Dung môi
Dung môi trong sơn nước là nước, chiếm tỉ lệ từ 10-40%, là môi trường phân tán các thành phần và điều khiển độ nhớt cho sơn.
KẾT LUẬN
Trên đây là một số những thành phần chính tạo nên loại sơn nước chất lượng. Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn có thể lựa chọn được loại sơn có công dụng phù hợp với mục đích sử dụng của bản thân.
________________________
Nếu bạn đang muốn mở công ty kinh doanh sơn nước với chất lượng sản phẩm tốt nhất, giá thành cạnh tranh nhất vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ASA GROUP QUỐC TẾ
- VPGD: Km 14, QL1A, Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội
- Nhà máy sản xuất:
- Km 14, QL1A, Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội
- Nhân Hiền, Hiền Giang, Thường Tín, Hà Nội
- Email: sanxuatsonaz@gmail.com
- Hotline/Zalo: 0889.666.598 / 0911155118
- Website: www.sanxuatsonaz.com